Hội chứng thận hư là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Hội chứng thận hư là một bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận dẫn đến tình trang mất protein qua nước tiểu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng hoặc có thể dẫn đến suy thận cấp

I. Hội chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư là tình trạng mất protein qua nước tiểu  > 3,5g protein/ ngày do tổn thương cầu thận dẫn đến giảm albumin máu, phù ngoại biên ( mi mắt, mặt, toàn thân) & tăng lipid. Hội chứng xảy ra ở mỗi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em (1,5 tuổi đến 4 tuổi)

Hội chứng thận hư có thể nguyên phát ( do bệnh lý tại cầu thận) hoặc thứ phát (do nhiều nguyên nhân khác nhau)

trieu-chung-cua-hoi-chung-than-hu

Hội chứng thận hư ở trẻ em:

Hội chứng thận hư hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh xuất hiện ít hơn 5 trong số 100.000 trẻ em mỗi năm. Nguyên nhân có thể đến từ các loại thuốc và một số trẻ em có những thay đổi về gen khiến chúng sinh ra đã mắc hội chứng thận hư.

Trẻ em mắc hội chứng thận hư có các triệu chứng như sau:

  • Sưng quanh mắt, đặc biệt là vào buổi sáng
  • Sưng ở mặt, tay, cẳng chân, bàn chân và bụng
  • Nước tiểu có bọt
  • Mệt mỏi

Corticoid là thuốc điều trị phổ biến cho hội chứng thận hư ở trẻ em các loại thuốc chống viêm này làm giảm các triệu chứng đủ để đưa bệnh vào giai đoạn thuyên giảm.

II. Nguyên nhân và đặc điểm hội chứng thận hư:

Trong hội chứng thận hư màng lọc cầu thận bị tổn thương làm tăng tính thấm cầu thận và tăng kích thước lỗ lọc dẫn đến sự thất thoát protein qua nước tiểu

Nguyên phát:

– Sang thương tối thiểu (chiếm đến 80 %) khởi phát đột ngột hội chứng thận hư thuần túy (ít gây tăng huyết áp, suy thận) tiểu đạm chọn lọc

– Xơ hóa cầu thận ổ cục bộ: khởi phát từ từ, thường không thuần túy ( tăng huyết áp, tiểu máu, suy thận) cặn lắng bất thường, tiểu đạm không chọn lọc

– Bệnh thận màng (chiếm 40 %): khởi phát từ từ, tiểu đạm nặng, tiểu đạm không chọn lọc, tiểu máu

Thứ phát:

– Bệnh lý: lupus ban đỏ, ban xuất huyết Henoch Schonlein, viêm đa khớp dạng thấp

– Nhiễm trùng từ các bệnh như:  HIV, viêm gan B, viêm gan C, sốt rét, …

– Di truyền chuyển hóa: đái tháo đường, hội chứng Alport

– Dùng thuốc: kháng sinh, NSAID, rifampin, warfarin,…

Các triệu chứng của hội chứng thận hư?

Phù (phổ biến): mí mắt→ mặt→ tay, chân→ toàn thân, đối với hội chứng thận hư tình trạng phù đặc trưng riêng là phù kiểu đối xứng (cả hai tay hoặc hai chân) và tăng cân rất nhiều thậm chí từ 10-15kg

– Tiểu ít và nước tiểu có bọt nhiều

– Người bệnh xanh xao, mệt mỏi, ăn uống kém

III. Biến chứng hội chứng thận hư:

Tăng huyết áp: protein máu giảm→↓ áp suất keo thẩm thấu→thoát dịch và chất điện giải ra mô kẽ→ ↓ thể tích nội mạch→ứ muối và nước gây ra phù

– Tăng cholesterol và triglyceride trong máu: protein máu giảm (albumin máu ↓) →kích thích gan sản sinh ra albumin→↑cholesterol

– Bệnh thận mãn tính: nếu không được điều trị kịp thời và trì hoãn thời gian có thể làm suy giảm chức năng thận mãn tính

– Nhiễm trùng: thất thoát protein qua nước tiểu→tiểu đạm(3,5g/24h)→mất Ig (Immunoglobulin: đóng vai trò miễn dịch)→tăng nguy cơ nhiễm trùng

– Suy dinh dưỡng: do mất protein quá nhiều dẫn đến suy nhược cơ thể có thể dẫn đến giảm tế bào hồng cầu, canxi, vitamin D,…

– Tăng đông máu tạo cục huyết khối ở tĩnh mạch hoặc động mạch lớn ( TM thận,phổi, não)

IV. Điều trị hội chứng thận hư:

Nhóm lợi tiểu: chỉ định giảm tình trạng phù nề do giữ muối và nước

Thuốc Corticoid: hầu hết bệnh nhân điều đáp ứng tốt với corticoid, được dùng trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc tổn thương mới khởi phát. Đây là loại kháng viêm mạnh, ức chế miễn dịch, giảm đau và trị viêm

Nhóm ức chế và điều hòa miễn dịch: được dùng đối với các trường hợp bệnh nhân kháng thuốc ( kháng corticoid) thời gian điều trị 4-6 tháng

Thuốc ức chế men chuyển và thụ cảm angiotensin II (ACE): ổn định huyết, kiểm soát lượng protein bị đào thải ra ngoài

Thuốc huyết áp: ổn định huyết áp và ngăn ngừa những biến chứng tim mạch

V. Thận hư so với viêm cầu thận có nguy hiểm không ?

*Chẩn đoán phân biệt:

Đặc điểm

 

Hội chứng thận hư

 

Viêm cầu thận

 

Khởi phát Từ từ hoặc đột ngột Cấp tính (4-6 tuần)
Phù Phù đặc trưng Phù ít
Huyết áp Bình thường ↑( mới xuất hiện)
Tiểu đạm >3,5g/24h 1-2g
Tiểu máu Có thể Luôn luôn
Albumin máu ↓↓↓ Bình thường hoặc ↓nhẹ

 

  • Hội chứng thận hư:

Đây là hội chứng phát triển từ từ và đột ngột là một nhóm triệu chứng nghiêm trọng khi thận hoạt động không bình thường tăng đào thải protein qua nước tiểu, ↓albumin máu,↑cholesterol dẫn đến cơ thể phù nề và mệt mỏi.

Hội chứng thận hư gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng: thuyên tắc tĩnh mạch, tổn thương thận cấp tính, bệnh thận mãn tính, tăng nguy cơ nhiểm trùng, hội chứng Cushing,…

Khả năng chữa khỏi: điều trị sớm sẽ dễ kiểm soát bệnh, không chắc về khả năng chữa khỏi do bệnh mãn tính, tiên lượng phụ thuộc vào thời điểm chữa bệnh.

  • Viêm cầu thận:

Về cơ bản khá giống hội chứng thận hư vì điều xảy ra khi thận tổn thương gây rối loạn chức năng thận. Xảy ra đột ngột kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng tiểu ra máu, sốt, đau tức hoặc các cơn quặn đau ở thận

Viêm cầu thận có thể dẫn đến giảm khả năng lọc cầu thận hoặc suy thận cấp, phù gây tràn dịch màn phổi, phù phổi cấp, suy tim có thể dẫn đến tử vong

Khả năng chữa khỏi: bệnh có thể chữa khỏi

Nhìn chung, đây là hai bệnh lý khá nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng đến người bệnh . Chính vì vậy người bệnh nên cố gắng tích cực trong việc khám, chữa bệnh và kết hợp chế độ ăn cũng như lối sống lành mạnh và hợp lí để khắc phục.

VI. Chế độ ăn cho bệnh nhân hội chứng thận hư:

– Hạn chế lượng nước nạp vào thể:

  • Người lớn: không uống quá 1,2 lít chất lỏng
  • Trẻ em: trẻ có cân nặng 20kg không uống quá 600ml chất lỏng, trẻ dưới 2 tuổi và 20kg nên tham khảo theo ý kiến bác sĩ

– Giảm muối không ăn quá 2g muối mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng phù và tăng huyết áp

– Tuyệt đối không uống rượu bia, nước ngọt, đồ uống có gas

– Không ăn các thực phẩm chứa chất bảo quản, nhiều dầu mỡ, phụ gia, đồ đông lạnh, fast food,…Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh và trái cây:bắp cải, ớt chuông,cà tím, bí ngòi, dâu, táo, việt quất, bưởi, chanh dây,…

– Nên ăn đạm từ thực vật và động vật hạn chế lượng đạm từ thịt đỏ bò, gà, heo,..

VII. Lối sống cho bệnh nhân hội chứng thận hư:

Không thức quá khuya nên ngủ trước 10 giờ tối để làm giảm áp lực lên thận

– Hạn chế quan hệ tình dục đến khi chức năng thận phục hồi

– Không hút thuốc lá hoặc ở trong môi trường có nhiều khói thuốc, bụi,…

– Hạn chế làm công việc nặng: khiêng, vác,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Frățilă, V.-G. et al. (2024) ‘Nephrotic Syndrome: From Pathophysiology to Novel Therapeutic Approaches’, Biomedicines, 12(3), p. 569. Available at: https://doi.org/10.3390/biomedicines12030569.
  2. Ponticelli, C. and Gabriella, M. (2023) ‘Nephrotic syndrome: pathophysiology and consequences’, Journal of Nephrology [Preprint]. Available at: https://doi.org/10.1007/s40620-023-01697-7.
  3. Rodriguez-Ballestas, E. and Reid-Adam, J. (2022) ‘Nephrotic Syndrome’, Pediatrics In Review, 43(2), pp. 87–99. Available at: https://doi.org/10.1542/pir.2020-001230

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *