Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lý rất hiếm gặp, gây ra bởi vi rút đậu mùa khỉ. Vi rút này có cấu trúc và tính chất gây bệnh tương tự như vi rút gây bệnh thủy đậu nhưng bệnh cảnh lâm sàng thường nhẹ nhàng hơn.
I. Bệnh đậu mùa khỉ ( Monkey pox):
Lần đầu tiên xuất hiện ở khỉ vào năm 1958 và đến năm 1970 ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh tại Châu phi và sau đó bùng phát thành dịch bệnh. Tuy nhiên mãi cho đến nay bệnh mới xuất hiện ở Châu Âu và nhiều châu lục khác.
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ và hàng chục ca tử vong vì căn bệnh này. Vào năm 2022 bệnh đã được cập nhật thành một đợt bùng phát, tại thời điểm này sư lây truyền qua quan hệ đồng giới nam & nam chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao song song với căn bệnh HIV/AIDS trước đó điều này gây ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng LGBT và đây cũng là tình trạng khẩn cấp của sức khỏe toàn cầu.
Mặc dù mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ mắc bệnh khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính tuy nhiên hiện nay đã có vắc-xin chống lại bệnh đậu mùa giúp tăng cường tỉ lệ miễn dịch.
1.1. Triệu chứng và dấu hiệu:
Bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) là bệnh truyền nhiễm do virus có thể xảy ra ở người và động vật, chủ yếu lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể vết loét của người nhiễm bệnh các triệu chứng bao gồm:
+Ban hình thành thành mụn nước →đóng vảy: phát ban bao gồm nhiều tổn thương nhỏ xuất hiện ở các vi trí lòng bàn tay, bàn chân mặt miệng, cổ họng, bộ phận sinh dục kể cả hậu môn.
+Sốt (điển hình và đầu tiên), sưng hạch bạch huyết
+Kiệt sức, mệt mỏi đau nhứt cơ, đau họng
*Tuy nhiên, bệnh thường nhẹ và hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Bên cạnh đó bệnh sẽ trở nặng đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu, trẻ em, phụ nữ mang thai, …
1.2. Diễn biến của bệnh đậu mùa khỉ:
Bệnh diễn biến qua các giai đoạn sau:
– Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người bệnh không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
– Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.
– Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
+ Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
+ Tiến triển ban: tuần tự từ dát (tổn thương có nền phẳng) -> đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) -> mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) -> mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) -> đóng vảy khô -> bong tróc và có thể để lại sẹo.
+ Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 – 1cm.
+ Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.
– Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh sẽ có các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm.
1.3. Chẩn đoán phân biệt:
PHỤ LỤC 1:
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29/7/2022)
Bệnh
Đặc điểm |
Đậu mùa khỉ | Đậu mùa (smallpox) |
Thủy đậu (chicken pox) |
Tay chân miệng | Herpes lan tỏa |
Phân bố của ban | Ban xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân
Có thể gặp niêm mạc: mắt, miệng |
Ban theo trình tự: đầu tiên trên mặt, bàn tay và cẳng tay, sau đó trên thân mình. | Ban xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể | Loét miệng
Phát ban trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông |
Thường xuất hiện vùng niêm mạc miệng, sinh dục sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân |
Sự xuất hiện của ban | Cùng lứa tuổi, xuất hiện cùng thời điểm
Nốt phỏng nước đơn lẻ hoặc có thể tạo thành đám tổn thương trên da |
Ban xuất hiện sau 2-3 ngày đầu | Đa lứa tuổi, xuất hiện thời gian khác nhau | Đa lứa tuổi
Một số trường hợp phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng |
Cùng lứa tuổi
Các mụn nước tập trung thành chùm, đau rát, nhanh chóng vỡ |
Tiến triển của ban | Chậm | Nhanh | Nhanh | Nhanh | Nhanh |
Kích thước ban | Trung bình từ 5-10 mm. | Trung bình 5-10 mm | Kích thước nhỏ đường kính 2-3 mm | Kích thước nhỏ, 2-3 mm | |
Thời gian tồn tại ban | 2-4 tuần | 2-3 tuần | 1-2 tuần | Dưới 7 ngày | Ban nhanh chóng vỡ, sau 3 – 4 ngày |
Biểu hiện khác | Sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân | Sốt, tiêu chảy, đau người, mệt mỏi | Sốt, mệt mỏi | Sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy | Mệt mỏi, chán ăn, sưng hạch phụ cận |
Di chứng | Có thể để lại sẹo rỗ | Có thể để lại sẹo rỗ sâu | Có thể để lại một sẹo lõm nông | Có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm | Có thể để lại vết thâm |
1.4. Biến chứng để lại:
-Nhiễm trùng thứ phát
-Nhiễm trùng huyết
-Viêm não
-Có thể dẫn đến mất thị lực sau nhiễm trùng giác mạc
-Đối với những người miễn dịch kém trường hợp bệnh sẽ nặng hơn
1.5. Con đường lây truyền:
Tedros Adhanom Ghebreyesus tổng giám đốc tổ chức y tế (WHO) đã bày tỏ sự lo lắng về vấn đề lây lan và không ngừng tăng lên của căn bệnh này.
Theo WHO, bênh đậu mùa khỉ vẫn đang lây lan trên toàn thế giới và virus sẽ có cơ hội lây lan đến các nhóm người có nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch và trẻ em
Bệnh không lây qua không khí qua các sol khí nhỏ như nCoV, trong một vài trường hợp bệnh có thể lây qua các giọt bắn đường hô hấp nhưng đòi hỏi phải có sự tương tác trực diện, lâu dài và giọt bắn phải đủ lớn.
Một số ca bệnh ghi nhận đậu mùa khỉ lây truyền qua quan hệ tình dục giữa những người đồng tính nam (MSM), hơn nữa xét nghiệm tinh dịch của bệnh nhân có sự hiện diện của virus đậu mùa, nguyên nhân hiện nay có thể là do hành vi tìm kiếm dịch vụ tình dục và bạn tình phức tạp.
*Virus gây ra bệnh mpox có 2 nhóm chính: nhóm I và nhóm II.
Mpox lây lan qua tiếp xúc gần và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật người mắc bệnh đã sử dụng phòng kín, không gian hẹp (lớp học, phòng họp,…) hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã nhiễm bệnh.
II. Điều trị và phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ (Mpox):
+ Các loại thuốc kháng virus tecovirimat, cidofovir và brincidofovir được sử dụng để điều trị triệu chứng.
+ Không có vắc-xin đặc hiệu cho Mpox, tuy nhiên các loại tuy nhiên hiện nay vắc-xin đậu mùa đã được báo cáo làm giảm nguy cơ mắc bệnh có 4 loại vắc xin được sử dụng để phòng ngừa và được cấp phép sử dụng
- MVA-BN (được tiếp thị dưới tên Jynneos, Imvamune hoặc Imvanex) do Bavarian Nordic sản xuất. Được cấp phép sử dụng chống lại mpox ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada.
- LC16 từ KMB Biologics (Nhật Bản) – được cấp phép sử dụng tại Nhật Bản.
- OrthopoxVac, được cấp phép sử dụng tại Nga và được sản xuất bởi Trung tâm nghiên cứu nhà nước về virus học và công nghệ sinh học VECTOR tại Nga
- ACAM2000 , do Emergent BioSolutions sản xuất. Được chấp thuận sử dụng chống lại mpox tại Hoa Kỳ kể từ tháng 8 năm 2024.
+ Đối tượng cần tiêm vắc-xin:
- Trẻ em, người có hệ miễn dịch kém
- Nhân viên y tế
- Những người đồng tính, song tính hoặc quan hệ với nam và có nhiều bạn tình
+Các biện pháp khác:
- Dùng các biện pháp che chắn ở những nơi công cộng khi ho, hắc hơi nhằm giảm tiết các dịch bắn ra ngoài môi trường
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người và động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
- Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh: dịch cơ thể, giọt bắn, đồ vật người bệnh đã sử dụng,…
- Người đi từ vùng có dịch bệnh về, tránh tiếp xúc với các động vật có vú, loài gặm nhấm, thú có túi, khỉ, vượn,…
- Đảm bảo lối sống lành mạnh, ăn uống ngủ nghỉ hợp lí để nâng cao khả năng đề kháng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mpox. https://www.nhs.uk/conditions/mpox/
2. Clinical Treatment of Mpox. https://www.cdc.gov/mpox/hcp/clinical-care/index.html
3. Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29 tháng 07 năm 2022: VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ Ở NGƯỜI.
Bài viết liên quan