Top 10 thực phẩm giúp tăng sức đề kháng

Tăng sức đề kháng là một trong những cách để giúp cơ thể chúng ta phòng bệnh cũng như chữa bệnh. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, qua đó chúng ta cần bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trong các bữa ăn hằng ngày.

Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu một số loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tăng sức đề kháng

I. Sức đề kháng là gì?

Sức đề khàng là cơ chế tự phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân, yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, các loại nấm gây bệnh, khói bụi, thời tiết,… làm suy giảm hệ miễn dịch đây là nguy nhân dẫn đến suy giảm sức đề kháng.

Vì vậy, cần bổ sung những loại thực phẩm tăng sức đề kháng là vấn đề cần quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.

II. Các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng

1.Trái cây thuộc họ cam, quýt:

Các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt,… là một nguồn chứa vitamin c dồi dào cho cơ thể.

Trong cơ thể chúng ta vitamin c đóng vai trò quan trong trong việc chống oxy hóa, bảo vệ tế bào. vì cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp vitamin c. Cho nên việc bổ sung các loại trái cây thuộc họ cam, quýt hằng ngày giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất để bảo vệ cơ thể.

2.Bông cải xanh:

Là loại rau có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cao, bao gồm cả vitamin A, C và E, cùng chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa khác.

Bông cải xanh đun nấu càng ít càng tốt vì để đảm bảo được dưỡng chất của loại rau này.

3.Ớt chuông đỏ:

Theo nghiên cứu, ớt chuông đỏ có chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với trái cây thuộc hộ cam, quýt. Không những thế ớt chuông đỏ còn chứa beta-carotene giúp tăng cường miễn dịch và duy trì làn da khỏe mạnh.

4.Thịt bò:

Thịt bò chứa hàm lượng nhiều protein và vitamin B6, ngoài ra thịt bò còn chứa kẽm và các khoáng chất khác.

Thịt bò còn được lựa chọn là thực phẩm  giúp tăng cường sức đề kháng vì  sự giúp tăng quá trình tổng hợp protein và tăng sức đề kháng.

5.Sữa chua, các thực phẩm lên men:

Sữa chua là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể bạn trước virus một cách tự nhiên.

Đối với phụ nữ sữa chua còn được xem là bí quyết làm đẹp giúp làn da mịn màn hơn.

6.Tỏi:

Tỏi được xem như một gia vị thường thấy trong các món ăn hằng ngày cũng là một trong các loại thực phẩm bổ sung giúp tăng cường sức đề kháng cực tốt cho cơ thể chúng ta.

Tỏi chứa nhiều kẽm, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm và hô hấp.

7.Gừng:

Gừng có công dụng giúp chúng ta giảm đau họng, buồn nôn, đặc biệt là giúp tăng đề kháng

Gừng chứa gingerol có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ nhiễm trùng, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn.

Có nhiều cách chế biến gừng như làm gia vị, mứt và trà.

8.Hạnh nhân:

Không chỉ là cung cấp vitamin mà hạnh nhân còn cung cấp dồi dào vitamin E, magie, mangan, chất xơ.

Do đó, hạnh nhân là thực phẩm cung cấp nguồn vitamin E hoàn hảo nhờ hàm lượng chất béo cao và nhiều vitamin cung cấp dưỡng chất có lợi cho hệ thống miễn dịch.

9.Trà xanh:

Trà xanh từ lâu đã được xem là thức uống quen thuộc với người việt.

Trà xanh chỉ chứa một lượng nhỏ caffeine nên bạn có thể vừa dùng nó để thay thế cho trà đen hoặc cà phê, vừa giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường hệ thống miễn dịch, không những thế trà xanh chứa flavonoid có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh thông thường.

10.Khoai lang:

Loại củ thân thuộc “ngon-bổ-rẻ” chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Khoai lang là một thực phẩm tăng sức đề kháng có hàm lượng beta-carotene. Không chỉ có nguồn beta-carotene phong phú, khoai lang còn chứa carotenoid – một chất chống oxy hóa giúp gan chuyển đổi beta-carotene tiêu thụ thành các loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

III. Những lưu ý khi sử dụng một số thực phẩm tăng sức đề kháng

Tăng sức đề kháng một cách an toàn và hiệu quả chúng ta cần:

  • Chế độ ăn uống điều độ cùng tập thể dục rèn luyện sức khỏe.
  • Tránh ngủ muộn, thức khuya gây stress.
  • Ăn chín, uống sôi. Nguồn thực phẩm rõ ràng.
  • Uống đủ nước, khoảng 2-3L nước mỗi ngày.

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quang trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể.

Tài liệu tham khảo:

  1. Dinh dưỡng lâm sàng. (2020). NXB: Y Học
  2. Diệp, Đ. T. N. (2020). Dinh dưỡng trong chủ động nâng cao sức đề kháng. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 16(2), 10-13.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *