2 nhóm vitamin rất quan trọng và vai trò trong phòng chống bệnh tật

Vitamin là những chất thiết yếu nhất mà không thể thiếu đối với cơ thể con người. Vitamin tham gia sự trao đổi chất, chuyển hóa và cung cấp năng lượng giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể. Tùy thuộc vào từng loại vitamin, chúng đều có vai trò riêng cho quá trình trao đổi chất và sống của cơ thể. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua một số vai trò của từng loại vitamin nhé!

I. Vitamin là gì?

Vitamin là các chất hữu cơ rất cần thiết cho sự trao đổi chất.

Ở mỗi cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được vitamin mà cần phải cung cấp từ thực phẩm bổ sung, thức ăn, nước uống hằng ngày.

Vitamin tồn tại trong cơ thể giúp duy trì sự sống và hoạt động sống của cơ thể chúng ta.

Có 13 loại vitamin và mỗi loại đều có công dụng khác nhau, dựa trên tính hòa tan và vai trò khác nhau đối với cơ thể nên được chia ra nhiều loại.

Vitamin

II. Phân loại vitamin

2.1. Vitamin tan trong nước

Vitamin tan trong nước không được lưu trữ lâu trong cơ thể. Do đó chúng ta cần cung cấp vitamin này thường xuyên trong chế độ ăn hằng ngày của mình.

Nhóm vitamin tan trong nước điển hình bao gồm vitamin C và vitamin nhóm B.

2.1.1 Vitamin C (acid ascorbic)

Trong 13 loại vitamin thì vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Vitamin C giúp tăng hấp thu sắt, ngăn ngừa lão hóa da khi tham gia quá trình sinh tổng hợp collagen và một số thành phần mô liên kết.

Khi kết hợp vitammin E cùng với vitamin C sẽ giúp chúng ta phòng ngừa tình trạng da bị cháy nắng. Viatmin C giúp cơ thể chúng ta phòng ngừa các vấn đề liên quan đến các biến chứng tim mạch, đái tháo đường, ung thư, nhiễm trung hô hấp.

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C giảm thiểu được một số tổn thương do ROS (gốc oxy hóa) gây ra đối với các tế bào nội mô và cơ tim trong tình trạng thiếu máu cục bộ/ tái tưới máu và nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, việc bổ sung mỗi ngày còn giúp chúng ta phòng ngừa được các bệnh cảm cúm thông thường.

Bổ sung vitamin C không chỉ giúp cải thiện chuyển hóa glucose mà còn cả huyết áp, lipid và các sản phẩm ure (sản phẩm chuyển hóa protein).

Vitamin C có rất nhiều trong các loại rau củ quả: ớt chuông, rau xanh, ổi, cam quýt, chanh, cà chua và một số loại quả mọng khác.

Và việc thiếu hay thừa vitamin C cũng sẽ mang lại các tác hại không mong muốn:

  • Tăng nguy cơ sỏi thận: nếu dung nạp quá 1g vitamin C, do tăng oxalate niệu gây ra tăng kết tinh canxi oxalate trong nước tiểu.
  • Chúng ta sẽ bị các vấn đề nha chu như chảy máu chân răng khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, suy nhược cơ thể, dễ mệt mỏi uể oải,đau nhức khớp cơ, các mô cơ thể dễ bị tổn thương.
  • Trẻ em nếu thiếu hụt nhiều có thể dẫn đến tình trạng còi xương.

2.1.2 Vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B đóng nhiều vai trò quan trọng trong sự vận động, tăng trưởng, phát triển bình thường của con người.

Lợi ích mà vitamin nhóm B mang lại rất nhiều cho chúng ta như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Các hoạt động của hệ thần kinh phát triển tốt hơn.
  • Giúp giảm rụng tóc, tăng đề kháng cho da, móng.
  • Ngăn ngừa các bệnh tê phù beriberi, hội chứng wernicke-korsakoff.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ do vitammin nhóm B có tham gia vào quá trình tạo máu và sự phát triển của tế bào.
  • Ngăn ngừa các bệnh thiếu máu.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ
  • Tham gia sản xuất hormon
  • Hạ cholesterol máu.

Nếu cơ thể chúng ta thiếu vitamin B dễ gây ra suy sinh dưỡng, mệt mỏi, trầm cảm, thiếu tập trung và các bệnh lý về đường tiêu hóa, nghiện rượu, bệnh não và bệnh tê phù (beriberi) ở người lớn, thần kinh, tim mạch, thiếu máu, các bệnh lý về da như nấm..

Bênh cạnh việc bổ sung Vitamin B mỗi ngày đúng cách, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm việc bổ sung dư thừa vitamin B sẽ mang lại các triệu chứng gì?

Nếu việc bổ sung dư thừa vitamin B sẽ có các triệu chứng từ nhẹ đến trầm trọng:

  • Phát ban ở da, đỏ ửng da trên khắp cơ thể.
  • Các vấn đề về đường ruột như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Mất ngủ
  • Tê bì tay chân, ngứa râm ran khắp tay chân chủ yếu bên phải.
  • Gây tăng hoặc hạ huyết áp. Lâu dài ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tim mạch.

Các loại thực phẩm chứa vitamin nhóm B: rau xanh, các nhóm đậu, chuối, các loại ngũ cốc thô, sữa, thịt, gan, trứng,táo ,lê…

2.2. Viatmin tan trong dầu

Vitamin tan trong dầu gồm 4 loại: A,D,E,K. Là các vitamin hòa tan được trong chất béo (dầu), các loại vitamin này được hấp thu, lưu trữ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng với chất béo. Nếu cơ thể không hấp thu được chất béo sẽ bị thiếu hụt các vitamin này.

Các Vitamin tan trong dầu đóng vai trò cần thiết giúp chúng ta trong quá trình phát triển xương, hỗ trợ đông máu, bảo vệ thị lực, có thể giúp chúng ta ngăn ngừa được ung thư:

  • Hỗ trợ phát triển hệ xương, răng ở trẻ nhỏ, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi.
  • Hỗ trợ chống oxy hóa, bao vệ các axit béo trong màng tế bào khỏi các gốc tự do.
  • Giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
  • Hỗ trợ chúng ta duy trì và bảo vệ hị lực, cái thiện các bệnh về mắt.

Ngoài lợi ích vitamin tan trong dầu mang lại được nêu trên vậy khi thiếu hụt nhóm vitamin này thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào?

  • Chảy máu, thiếu máu, máu khó đông.
  • Quáng gà, giảm thị lực, rụng tóc, móng dễ gãy.
  • Bội nhiễm đường hô hấp.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Giảm phản xạ, cơ yếu dần.
  • Còi xương chậm phát triển ở trẻ.
  • Dễ mắc các bệnh hô hấp như hen
  • Loãng xương ở người trưởng thành.
  • Hệ thống miễn dịch kém.
  • Ảnh hưởng đến các bệnh lý tim mạch, suy giảm nhận thức người lớn tuổi.

Vậy nếu cơ thể chúng ta dư thừa vitamin nhóm tan trong dầu sẽ như thế nào?

Tính chất của nhóm vitamin tan trong dầu được lưu trữ ở các mô mỡ và gan trong cơ thể lâu hơn nhóm vitamin tan trong nước, đào thải chậm, tích tụ dễ gây độc, nên nguy cơ ngộ độc rất dễ xảy.

Một số hậu quả khi dư thừa vitamin tan trong dầu:

  • Đau đầu mệt mỏi
  • Ảnh thưởng đến thai nhi, gây dị tật ở thai nhi khi bổ sung quá liều.
  • Gây loãng máu, xơ vỡ động mạch, suy tim..
  • Chán ăn, sụt cân
  • Tổn thương tim- thận
  • Huyết áp cao.

Các thực phẩm giàu vitamin tan trong dầu: nguồn gốc từ động vật, đậu nành lên men,nấm, sữa, cá béo, hạt hướng dương, dầu mầm lúa mì, hạt phỉ, quả hạnh,gan cá, gan động vật, bơ,cải bó xôi, cà rốt,..

Tóm lại, vitamin là rất cần thiết cho cơ thể và việc bổ sung đầy đủ nhóm chất này cần được hiểu đúng và có sự tư vấn của các chuyên gia y tế để có thể bổ sung phù hợp với từng tình trạng cơ thể riêng biệt.

Tài liệu tham khảo:

  1. Đỗ, T. N. D. (2020). Dinh dưỡng trong chủ động nâng cao sức đề kháng. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 16(2), 10-13.
  2. Oudemans-van Straaten, H.M., Man, A.M.S. and de Waard, M.C. (2014) ‘Vitamin C revisited’, Critical Care, 18.
  3. Võ Hoàng Vinh và cộng sự. (2022) ‘Hiệu quả và tác dụng không mong muốn của Vitamin C

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *