Ngày nay, chúng ta chắc không quá xa lạ với bệnh sốt xuất huyết, vậy chúng ta có thật sự hiểu biết rõ về nguồn gốc và mức độ nguy hiểm do sốt xuất gây ra cho tất cả mọi người và đặc biệt ở phụ nữ mang thai? Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu rõ hơn về sốt huyết.
I. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lan truyền chủ yếu qua các vết đốt của muỗi Aedes aegypti.
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việc biến đổi khí hậu cùng với tốc độ phát triển các đô thị hóa, công nghiệp hóa, ngành du lịch cũng góp phần lây lan rộng rãi của bệnh sốt xuất huyết.
Các dạng sốt xuất huyết:
- Sốt xuất huyết Dengue (DHF): gây chảy máu,giảm lượng tiểu cầu trong máu có thể dẫn đến sốc.
- Sốt xuất huyết Dengue có biến chứng (DSS): tình trạng bệnh nặng hơn, có thể gây tử vong nếu không cứu kịp thời.
Triệu chứng chung của sốt xuất huyết:
- Sốt cao đột ngột (39-40 độ C): thường là triệu chứng đầu tiên, kéo dài 2-7 ngày.
- Đau đầu dữ dội, đau sau mắt: thường kèm theo sốt.
- Đau cơ, khớp và xương: gây cảm giác đau nhiều như bị chấn thương.
- Phát ban: các đóm đỏ ti li xuất hiện sau vài ngày kể từ khi bắt đầu sốt, cơ thể uể oải, da xanh tái.
- Buồn nôn và nôn mửa: thường gặp giai đoạn bệnh tiến triển.
- Xuất huyết: có thể xuất hiện chảy máu chân răng,chảy máu cam, hoặc xuất hiện các vết bầm tím dưới da do vỡ mao mạch.
Dấu hiệu nặng:
- Đau bụng dữ dội.
- Nôn ói liên tục.
- Chảy máu nặng: chảy máu mũi, chân răng, xuất huyết nội tạng (xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não) sau 2-3 ngày có thể đi phân ra máu( phân đen) hoặc đi ngoài ra máu tươi.
- Sốc: hạ huyết áp, mạch nhanh và yếu, lạnh chân tay bồn chồn, mất ý thức.
- Khó thở hoặc thở gấp.
II. Khi phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có thể giống với các triệu chứng của người không mang thai, nhưng cần lưu ý hơn do tình trạng mang thai có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các lưu ý đặc biệt:
- Giảm tiểu cầu: theo dõi mức độ tiểu cầu trong máu vì giảm tiểu cầu có thể gây nguy hiểm trong quá trình mang thai và sinh nở.
- Đau bụng dưới: có thể liên quan đến các biến chứng của thai kì.
- Giảm chuyển động của thai: cần theo dõi sát sao sự chuyển động của thai và báo ngay cho bác sĩ nếu có bất lỳ sự thay đổi bất thường nào.
Việc phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết là rất nghiêm trọng và cần được xử lý đúng cách. Đây là lý do cụ thể:
- Nguy cơ cho mẹ: sốt xuất huyết có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết nội tạng, giảm tiểu cầu, sốc sốt xuất huyết, đe dọa tính mạng của mẹ.
- Nguy cơ cho thai nhi:bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu.
- Hạn chế trong điều trị: một số loại thuốc không an toàn cho thai nhi, vì vậy cần giám sát chặc chẽ của các bác sĩ để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Theo dõi và chăm sóc đặc biệt: mẹ cần được quan tâm theo dõi sát sao về triệu chứng và biến chứng của bệnh để có thể kịp thời can thiệp khi cần thiết.
- Trường hợp xuất huyết não rất khó nhận biết vì triệu chứng không rõ ràng và gần giống như giai đoạn đầu chớm bệnh. Sau đó nếu chủ quan người bệnh có thể dẫn đến liệt chân, tay hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê, dẫn đến tử vong.
Chúng ta sẽ làm gì khi phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết?
Dưới đây là các biện pháp cần thực hiện:
- Đến bệnh viện ngay lập tức: sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, do đó cần được sự can thiệp kịp thời từ các bác sĩ để giám sát và điều trị hiệu quả.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên của mẹ bầu và thai nhi, xét nghiệm máu.
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do sốt, triệu chứng rất phổ biến của sốt xuất huyết.
- Cần phải nghỉ ngơi đầy đủ dể cơ thể phục hồi.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vì một số loại thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Kiểm tra biến chứng của bệnh, sốt xuất huyết có thể gây giảm tiểu cầu, xuất huyết nội tạng vì vậy cần được theo dõi kỹ càng, để có thể xử lý kịp thời.
Khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai:
Đến bệnh viện ngay lập tức nếu có bất kì triệu chứng nặng được nêu trên.
Điều đặc biệt quan trọng là mẹ bầu không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế cần thiết sẽ đảm bảo được độ an toàn trong điều trị bệnh,giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và thai nhi.
III. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết:
- Tránh bị muỗi đốt: sử dụng màn chắn muỗi, thuốc xịt muỗi,mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt, kem chống muỗi.
- Diệt muỗi, lăng quăng. Dọn dẹp những nơi dễ ứ đọng nước hạn chế tối đa việc sinh sản của muỗi. Đặc biệt là vào mùa mưa.
- Dọn dẹp xung quanh các bụi rặm quanh nhà, phát quang các bụi rậm.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh để tăng cường đề kháng cho thể.
Sốt xuất huyết là một bệnh rất nguy hiểm và nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao. Chính vì vậy mà mỗi cá nhân trong chúng ta đều phải hiểu rõ về sốt xuất huuyết để có thể truyền đạt với mọi người và chăm sóc những người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người. Khi hiểu rõ hơn về sốt xuất huyết có thể giúp các bạn và các mẹ bầu có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời khi mắc bệnh, giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm do virus gây ra.
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Minh, T., Nguyễn, T. T. H., Phạm, V. P., & Phạm, N. T. (2024). Nhân một trường hợp mổ đẻ cấp cứu ở sản phụ sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, 1(45), 2-6. https://doi.org/10.59873/vjid.v1i45.341
- Nguyễn Thị Thanh Thủy, & Lê Trung Kiên. (2024). Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của 195 bệnh nhân điều trị tại khoa truyền nhiễm, Bệnh viên Quân y 354, năm 2021. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.414
Bài viết liên quan