Chiết xuất Lựu là một loại thức uống được yêu thích của rất nhiều người bởi vẻ ngoài đỏ mọng, hương vị thì thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Nhưng ít ai biết rằng chiết xuất từ quả lựu đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cơ thể của chúng ta.
I. Chiết xuất lựu là gì?
Lựu hay còn có tên gọi khác là Bạch lựu, Thạch lựu (tên khoa học là Punica granatum L. Punicaceae ). Là loại trái cây màu đỏ tươi, hạt mọng nước được trồng rộng rãi và phổ biến ở Trung Á, Trung Đông, Tây Nam Mỹ và khu vực Địa Trung Hải. Hiện nay chiết xuất lựu đang được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực y học, dược mỹ phẩm,…
Bằng phương pháp hoá học như cô đặc, li tâm hoặc dung môi để thu được chiết xuất lựu tối ưu đã qua loại bỏ những chất không có lợi đó là dịch tiết lựu hoàn chỉnh nhất.
Thành phần sau khi thu được chiết xuất lựu hoàn chỉnh bao gồm rất nhiều vitamin, trong đó gồm:
- Vitamin A: tham gia vào quá trình tăng trưởng của cơ thể, tái tạo da mới, chống oxy hoá, duy trì các mô mềm
- Vitamin C: chất chống oxy hoá mạnh, giúp bảo vệ tế bào chống lại các gốc tự do, thúc đầy sự đàn hồi của da
- Vitamin E: chất chống oxy hoá, bảo vệ các tế bào khỏi tác động có hại đối với cơ thể, đặc biệt là da
- Acid folic: giúp sản sinh và duy trì các tế bào mới, giúp cho làn da khoẻ mạnh.
- Chất chống oxy hoá: bảo vệ các tế bào tránh tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hoá.
- Ngoài ra, một chất được coi là thành phần quan trọng không kém trong chiết xuất lựu đó chính là chất giúp kích thích quá trình tăng sinh Collagen và Elastin. Đây là thành phần giúp tăng độ đàn hồi cho da, giúp da căng bóng và mịn màng hơn.
II. Lợi ích của dịch chiết lựu trong y học hiện tại:
Hỗ trợ cho hệ tiêu hoá
Trong lựu có chứa axit ellagic và prebiotic sẽ giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá. Màng hạt lựu có rất nhiều chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, trĩ, bệnh trào ngược dạ đày thực quản.
Làm sạch răng miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn
Dịch chiết lựu có chứa các hợp chất chống lại các vi sinh vật có hại như là nấm, men và vi khuẩn đặc biệt là nấm men Candida albican, chúng sẽ tiêu diệt cái vi khuẩn gây hôi miệng, sâu răng, chống nhiễm trùng khoang miệng như: viêm nướu, viêm nha chu..
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Trong dịch chiết lựu rất giàu vitamin C và chất chống oxy hoá nên giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệm. Nhờ vào hoạt động chống oxy hoá nên dịch chiết lựu còn ức chế hình thành sỏi thận trong cơ thể.
Tốt cho sức khoẻ của tim mạch
Polyphenolic có trong dịch chiết lựu có đặc tính làm giảm viêm động mạch, giảm stress oxy hoá, gây hạ huyết áp và chống xơ vữa động mạch.Theo như nghiên cứu cho thấy nếu bạn dùng liên tục nước ép lựu trong 05 ngày sẽ giảm đáng kể cơn đau thắt ngực, giảm bớt tình trạng thiếu máu.
Ngăn ngừa ung thư
Theo như kết quả nghiên cứu trên người và động vật đã chứng minh khả năng chống khối u trong nhiều loại ung thư như phổi, vú, tuyến tiền liệt, da và ruột kết. Các hợp chất có trong dịch chiết quả lựu có thể tiêt diệ và làm chậm quá trình phân chia tế bào ung thư, giảm viêm và stress oxy hoá. Việc uống mỗi ngày nước ép lựu hay dịch chiết lựu củng sẽ làm giảm ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Đẹp da và chống lão hoá
Nhờ có thành phần chính là vitamin A, vitamin E, vitamin C, chất chống oxy hoá trong dịch chiết lựu nên góp phần tạo nên một làn da khoẻ đẹo, mịn màng và căng bóng cho chị em phụ nữ. Thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng đồ đàn hồi nhờ tăng sản xuất Collagen dưới da, khả năng chống nắng tự nhiên tốt, đánh bay các đốm nâu, sẹo thâm và ngừa mụn trên da.
Ngăn ngừa sinh non ở phụ nữ mang thai
Ngoài các vitamin, acid folic và khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai, thì trong dịch chiết lựu còn có chứa một lượng Kali giúp ngăn ngừa chuột rút thường gặp trong quá trình mang thai. Đặc biệt hơn là còn có thể ngăn ngừa sinh non.
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, một số đối tượng không thể sử dụng dịch chiết lựu và không phải bộ phận nào của lựu cũng có thể sử dụng rộng rãi được. Ví dụ:
- Làm hạ huyết áp nhưng có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức đối với người có huyết áp thấp.
- Không được dùng vỏ rễ cây lựu cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ vì vỏ rễ lựu là chất độc.
Tóm lại, dịch chiết từ Lựu có tác động rất tốt lên cơ thể con người, không chỉ ở khía cạnh làm đẹp như đại đa số mọi người đều biết. Tuy nhiên, nên hiểu được tình trạng bản thân và có được hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để có thể sử dụng nước chiết từ Lựu hiệu quả nhất.
Tài liệu tham khảo:
- Giang, M.T.T. (2014) Khảo sát về mặt thực vật học và thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các dịch chiết từ cây Trinh nữ (Mimosa pudica L.) và quả Lựu (Punica Granatum L.)
- Maphetu, N., Unuofin, J. O., Masuku, N. P., Olisah, C., & Lebelo, S. L. (2022). Medicinal uses, pharmacological activities, phytochemistry, and the molecular mechanisms of Punica granatum L. (pomegranate) plant extracts: A review. Biomedicine & Pharmacotherapy, 153, 113256.
Bài viết liên quan