Cường giáp và vai trò của canxi trong cường giáp

Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau và gây ra những biến chứng nghiêm trọng trên tim mạch và sự chuyển hóa trong cơ thể. Dẫn đến ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể, một trong những nguyên tố chiếm vai trò lớn với cơ thể, nhất là với hệ cơ xương. Vậy cường giáp có ảnh hưởng gì đến hệ cơ xương và tầm quan trọng trong việc bổ sung canxi cho người bệnh như thế nào?

I. Cường giáp là gì?

Cường giáp (Hyperthyroidism) là tình trạng tăng hormone tuyến giáp trong máu do hoạt động quá mức của tuyến giáp, từ đó gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa hay còn gọi là nhiễm độc giáp.

Trong đó, Basedow đây là bệnh tự miễn chiếm khoảng 70% tỉ lệ mắc bệnh cường giáp.

Các nguyên nhân gây cường giáp:

  • Nguyên phát:

– Rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (Basedow).

– Yếu tố di truyền cũng làm gia tăng tỉ lệ bệnh.

– Viêm tuyến giáp.

– Do dùng thuốc: amiodaron, quá liều levothyroxine (điều trị suy giáp).

– Chế độ ăn: ăn quá nhiều iod.

  • Thứ phát:

– Tăng tiết TSH do u tuyến yên

– Do bất thường các tuyến nội tiết khác

Ngoài ra, còn có nghiên cứu cho thấy bệnh cường giáp có thể xảy ra ở mỗi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người trưởng thành và tỉ lệ mắc bệnh cường giáp ở nữ giới cao gấp 3 lần so với nam giới.

II. Vai trò của canxi đối với cơ thể:

Canxi à nguyên tố quan trọng trong cơ thể, chiếm tỷ lệ tổng 40% tỷ lệ khoáng trong cơ thể.

Ngoài công dụng phổ biến được biết đến là hình thành mô cứng (như xương và răng), Canxi còn đóng vai trò trong dẫn truyền xung động thần kinh, duy trình cân bằng pH, quá trình đông máu.

Thiếu hụt Canxi có thể dẫn đến những hậu quả sau:

  • Loãng xương, còi xương.
  • Cao huyết áp.
  • Béo phì
  • Sạn thận
  • Cường cận giáp thứ phát (tăng parathyroid hormone huyết thanh)

III. Tại sao phải cần bổ sung canxi cho người cường giáp?

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và chức năng cơ bản của tế bào.

Hạ calci máu:

Xảy ra trong các rối loạn tự miễn hoặc bệnh nhân cắt bỏ khối u ở tuyến giáp, hạ calci máu có thể là hậu quả của việc giảm tiết PTH, thiếu vitamin D,

Hormon tuyến cận giáp (PTH: Parathyroid hormone) và vitamin D (1,25 (OH)2D3) có chức năng duy trì hàm lượng calci máu và được coi như là trung tâm bảo vệ chống hạ calci máu

Việc không bổ sung calci đúng cách cho bệnh nhân cường giáp và kéo dài tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng:

  • Co cơ gồm lưng và chi: phổ biến của việc thiếu calci ở bệnh nhân đã cắt bỏ tuyến giáp điển hình với các triệu chứng co cứng cơ ở mặt, cổ, tay chân hay chuột rút
  • Hạ canxi máu kéo dài có thể gây bệnh não nhẹ, lan tỏa và nên nghi ngờ ở bệnh nhân bị chứng sa sút trí tuệ, trầm cảm, hoặc rối loạn tâm thần không giải thích được.
  • Phù gai thị thỉnh thoảng xảy ra.
  • Hạ calci máu nặng với calci huyết thanh <7 mg/dL (<75 mmol/L) có thể gây ra: Cơn Tetani (tê bì đầu chi lưỡi quanh miệng kèm cảm giác lo âu, mệt mỏi, hồi hộp). Những cơn tetani thường rất đau đớn và gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Co thắt thanh quả hoặc co giật toàn bộ dẫn đến suy hô hấp và đôi khi tử vong.

Các biểu hiện khác:

  • Nguy cơ mắc bệnh sỏi thận: do nồng độ calci máu giảm tăng khả năng lắng đọng và hình thành sỏi thận
  • Da khô và vẩy, móng dễ gãy và tóc thô
  • Đục thủy tinh thể đôi khi xảy ra với triệu chứng hạ calci máu kéo dài và không hồi phục
  • Tóm lại, điều trị cường giáp cần bổ sung calci và vitamin D có ý nghĩa lâm sàng quan trọng trong việc điều chỉnh chuyển hóa xương và làm chậm quá trình loãng xương

Như vậy, canxi là một khoáng chất quan trọng trong quá trình điều trị cường giáp. Tuy nhiên, bạn cần có sự tham vấn của Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên gia y tế để có thể bổ sung lượng canxi phù hợp với tình trạng của bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Y tế. (2021). Bệnh học. NXB: Y học
  2. Đức Kỷ, N. ., Đức Quang, P. ., & Thị Hoài Trang, N. (2022). Nghiên cứu rối loạn mật độ xương ở bệnh nhân cường giáp tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An. Tạp Chí Y học Việt Nam, 513(1).
  3. Liu, H., Ma, Q., Han, X., & Huang, W. (2020). Bone mineral density and its correlation with serum 25-hydroxyvitamin D levels in patients with hyperthyroidism. Journal of International Medical Research, 48(2).
  4. Mã , N. B., & Võ, B. C. (2022). Vai trò của canxi và con đường vận chuyển hấp thu canxi trong cơ thể người. Tạp Chí Nông nghiệp Và Phát triển 21(4), 70-80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *