PHÂN BIỆT SỐT XUẤT HUYẾT VÀ SỐT PHÁT BAN

Thời điểm từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm ở nước ta được cho là đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng gần như tương tự với các bệnh sốt phát ban khác, chính vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn, kéo theo dẫn đến sai lầm trong việc theo dõi và điều trị.

Sau đây sẽ là một vài lưu ý khi phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban:

SỐT XUẤT HUYẾT

Tác nhân gây bệnh là do virus Dengue lây qua người thông qua muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Đây được xem là một loại bệnh dịch nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm hay nặng hơn là tử vong.

Hiện nay có 2 loại muỗi truyền bệnh là Aedes aegypti hoặc là Aedes albopictus.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thông thường thì người bệnh sốt cao liên tục 3 đến 4 ngày kèm theo các triệu chứng như ho, xổ mũi, đau nhức khắp người, nôn ói thậm chí là tiêu chảy…

Thường thì đến ngày thứ 4 người bệnh sốt xuất huyết sẽ giảm bớt sốt và sẽ bắt đầu xuất hiện các sung huyết dưới da như là da đỏ ứng, chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ, đi ngoài phân đen, dưới da xuất hiện những chấm xuất huyết kèm theo ngứa (đặc biệt là ở 4 chi)…

SỐT PHÁT BAN

Tác nhân gây bệnh là do virus Rubella gây ra và do virus Sởi gây ra, đây là 2 tác nhân phổ biến nhất của bệnh sốt phát ban.

Bệnh sốt phát ban thường được truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp hay là tiếp xúc trực tiếp với dịch nước bọt của người đã mang bệnh.

 

Sốt phát ban
Sốt phát ban

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban: người bệnh sẽ sốt cao liên tục đến 39 40 độ C kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, viêm sưng cổ họng, sưng hạch ở cổ, đau nhức khắp cơ thể, người mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mắt, kết mạc mắt sưng đỏ, da phát ban đỏ… Những triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh sốt xuất huyết.

Những ở người bệnh sốt phát ban thì thông thường ngày thứ 4 trở đi người bệnh sẽ hết sốt, ăn uống sẽ ngon miệng hơn và ban đỏ sẽ lặn sau 3 đến 4 ngày.

NHỮNG LƯU Ý KHI PHÂN BIẾT SỐT XUẤT HUYẾT VÀ SỐT PHÁT BAN

Ngoài những triệu chứng lâm sàng để phân biệt giữa bệnh sốt xuất huyết và sốt phát thì chúng ta có thể nhận biết đơn giản bằng cách dùng tay ấn vùng da có ban đỏ hoặc vùng da bị sung huyết nếu thấy những chấm đỏ mất đi, thả tay ra những chấm đỏ nổi lại ngay đó chính là sốt phát ban.

Còn nếu buông tay ra vẫn xuất hiện những chấm đỏ li ti xuất hiện thì đó là sốt xuất huyết.

Tối ưu nhất để người bệnh biết được là bản thân đang bị sốt xuất huyết hay sốt phát ban thì có thể đến ngay các cơ sở y tế để được xét nghiệm máu, cho kết quả chính xác nhất.

Kết quả xét nghiệm cho thấy trong máu có lượng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường, tiểu cầu giảm quá mức ( dưới 50g/l), lượng hematocrit tăng cao.

Vậy nên, khi có những triệu chứng và biểu hiện sốt trên, người bệnh cần lưu ý và theo dõi để được điều trị kịp thời và hiệu quả nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.

Tài liệu tham khảo

  1. AnhT. T. T., & AnP. N. (2020). Một số đặc điểm lâm sàng, căn nguyên sốt phát ban ở trẻ em. Journal of 108 – Clinical Medicine and Phamarcy, 13(6), 69-75.
  2. Nguyễn, M. N., Đỗ, T. A., Nguyễn, V. T., Nguyễn, M. H., Đinh, T. T. H., & Hoàng, V. T. (2024). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TUỔI Ở NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE. Tạp Chí Y học Việt Nam, 538(3). https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9603

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *