Chảy nước mắt sống là một hiện tượng dễ gặp hiện nay. Rõ ràng là bạn không khóc, vậy tại sao nước mắt vẫn cứ chảy? Kèm theo những hiện tượng như mắt sưng đỏ, mờ mắt, đổ ghèn,… Những giọt lệ không kiềm nén được trào ra từ hốc mắt gây ra hiện tượng chảy nước mắt sống. Nếu không được điều trị kịp thời những giọt lệ ấy sẽ đọng lại gây tắt tuyến lệ dẫn đến nhiễm khuẩn lệ đạo.
Cấu tạo mắt của con người
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao có hiện tượng chảy nước mắt sống, chúng ta cùng xem lại cấu tạo mắt của con người cùng tuyến lệ.
Mắt của con người là cơ quan thị giác, có hình cầu và bao gồm các phần chính như giác mạc, đồng tử, mống mắt, thủy tinh thể, võng mạc và dây thần kinh thị giác. Mắt giúp chúng ta nhìn thấy nhờ khả năng thu ánh sáng, điều chỉnh hình ảnh và truyền tín hiệu lên não để xử lý thông tin.
Chảy nước mắt sống hay còn gọi là chảy nước mắt không tự chủ là tình trang nước mắt của chúng ta tiết ra quá mức và liên tục. Nước mắt được tiết ra có công dụng giữ cho bề mặt của mắt ẩm tránh các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, dị vật,…
Thông thường nước mắt được tiết ra lượng vừa phải đủ để làm ẩm mắt sẽ chảy dồn về góc mắt và theo lệ đạo thoát xuống mũi không chảy ra ngoài, khi nước mắt không theo lệ đạo chảy xuống sẽ bị ứ đọng ở góc mắt gây ra tình trang chảy nước mắt sống do tuyến lệ bị tắc.
Chảy nước mắt sống xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên và trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.
Nguyên nhân chảy nước mắt sống
Tắc nghẽn tuyến lệ (tắc nghẽn lệ đạo)
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy nước mắt sống, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc người cao tuổi. Tắc nghẽn lệ đạo xảy ra khi hệ thống ống dẫn lưu bị tắc nghẽn, dẫn đến nước mắt không thể dẫn lưu một cách bình thường dẫn đến tình trạng chảy nước mắt sống.
Các chấn thương ở vùng mắt, xoang, đau mắt hột có thể làm hẹp lệ đạo dẫn đến tình trạng tắc nghẽn này.
Nhiễm trùng mắt
Một trong số phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng là chảy nước mắt để cố giữ cho mắt ẩm và rửa trôi bụi bẩn và các vi khuẩn và dịch nhầy, thường gặp là viêm bờ mi và viêm kết mạc mắt.
Dị ứng
Mắt phản ứng với các tác nhân gây di ứng như: lông mi, lông chó mèo, bụi bẩn,.. có thể khiến mắt bị đỏ, ngứa,rát và kích ứng dẫn đến chảy nước mắt sống
Sử dụng kính áp tròng bẩn, quá hạn
Thường xuyên đeo kính áp tròng trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương giác mạc và nhiễm trùng mắt. Gây cho mắt ngứa, rát, trầy giác mạc, sưng mí và chảy nước mắt sống
Nguyên nhân khác
- Liệt dây thần kinh số 7: tuyến lệ hoạt động kém, mí mắt sụp, mắt không nhắm bình thường được và chảy nước mắt sống.
- Da thừa ở mi mắt: mỡ quanh hốc mắt làm chèn ép ống dẫn lễ đạo gây ứ đọng
Điều trị chảy nước mắt sống:
– Đối với tắc lệ đạo bác sĩ có thể dùng dụng cụ để mở thông lệ đạo dùng dung dịch muối sinh lý để vệ sinh lệ đạo hoặc đối với trường hợp nặng bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mở thông lệ đạo bị tắc .
– Trường hợp nhiễm trùng mắt: thường sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh và kết hợp nhỏ nước mắt nhân tạo để tăng cường hàng rào bảo vệ cho mắt.
– Tình trạng hở mi mắt, dị tật mắt: dùng các loại gel tra mắt (liposic eye, clinitas,…) kéo dài để tránh nguy cơ mắt loét giác mạc.
– Giảm trương lực túi lệ: do khi về già trương lực giảm nước mắt không được dẫn lưu tốt, bệnh nhân có thể day vùng túi lệ để làm tăng áp lực trong túi lệ để tránh tình trạng tắc ngẽn.
Phòng ngừa chảy nước mắt sống:
- Cần tăng cường bảo vệ cho đôi mắt khi ra đường, làm việc ở những nơi có nhiều bụi bẩn & dị vật chúng ta nên đeo kính, đồ bảo hộ,…để tránh mắt cho mắt tiếp xúc gây tổn thương cho mắt.
- Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh của điện thoại, vi tính, TV hoặc các thiết bị điện tử khác,…
- Vệ sinh mắt đúng cách, nhỏ mắt để làm sạch mắt và tạo độ ẩm cho mắt
- Nên chủ động bảo dưỡng mắt bằng cách đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt
Chảy nước mắt sống là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy khi có các dấu hiệu trên bệnh nhân cần đến các cơ sở uy tín có chuyên môn để được thăm khám và chữa trị một cách đúng đắn
Tài liệu tham khảo
- Messmer E. M. (2015). The pathophysiology, diagnosis, and treatment of dry eye disease. Deutsches Arzteblatt international, 112(5), 71–82. https://doi.org/10.3238/arztebl.2015.0071
- Trịnh, T. H. (2024). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔ MẮT DO VIÊM BỜ MI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐAI HỌC Y KHOA VINH. Tạp Chí Y học Việt Nam, 538(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v538i1.9387
Bài viết liên quan