Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp trong đời sống. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi rất lớn về mặt sức khoẻ, tâm lý, nội tiết, thói quen hay cả về mặt sinh lý. Các thay đổi này sẽ làm cho không ít những chị em phụ nữ khi mang thai cảm thấy căng thẳng, suy nghĩ lo âu, hay tình trang nghén thai kỳ thường xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ dẫn đến chế độ ăn uống không điều độ sẽ là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chữa trị thế nào cho an toàn.
I. Nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị đau dạ dày
Rất dễ nhầm lẫn giữa những dấu hiệu đau dạ dày ở bà bầu và các dấu hiệu thai nghén. Thông thường rất dễ nhầm lẫn vì cả hai đều có chung triệu chứng là buồn nôn, nôn, đầy bụng và khó tiêu.
Nhưng ở phụ nữ mang thai khi đau dạ dày thường kèm theo các dấu hiệu đặc trưng như đau nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, đau ở phần dưới hoặc trên rốn khi ăn quá no hoặc khi quá đói.
Nguyên nhân gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai:
- Thông thường thì 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ gặp tình trạng ốm nghén, nôn ói thường xuyên sẽ khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng.
- Những thay đổi về nội tiết, suy nghĩ, căng thẳng, thức khuya cũng dẫn đến bệnh đau dạ dày ở bà bầu.
- Thay đổi chế độ ăn uống như ăn đồ ăn cay nóng, trái cây có vị chua như cóc xoài… các loại đồ ăn này đều có tính acid nên gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
- Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của người mẹ sẽ bị đẩy lên cao hơn sẽ gây chèn ép đến dạ dày. Thức ăn đến dạ dày sẽ bị ứ đọng lại dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
II. Phòng ngừa viêm loét dạ dày ở bà bầu
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần nên tránh các loại thức ăn, thực phẩm có chứa caffein, các thực phẩm giàu chất béo, các loại trái cây có tính acid để hạn chế cho việc viêm loét dạ dày.
Không được sử dụng các loại nước uống có chứa cồn như bia rượu vì chúng sẽ làm cho hệ tiêu hoá ngày càng xấu đi và bệnh viêm đau dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong suốt quá trình mang thai.
Tuyệt đối không được sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (Nsaids).
Không được hút thuốc lá cũng như hạn chế việc hít phải khói thuốc lá. Vì trong khói thuốc lá chứa rất nhiều khí độc hai như là Nicotin và Carbon monoxide sẽ làm giảm lưu thông máu đến thai nhi vì vây việc cung cấp oxy sẽ bị hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
III. Một số nguyên tắc khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai
Phụ nữ khi mang thai tốt nhất là không nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Trong trường hợp sử dụng thuốc ngay cả khi với các loại thuốc không nằm trong danh mục thuốc không kê đơn cũng cần có sự chỉ định, theo dõi của bác sỹ, không được tự ý dùng thuốc. Vì tính an toàn này là tương đối và chỉ được dùng theo đúng sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Không được dùng thuốc liều cao, không được uống thuốc giảm đau, không được dùng thuốc chống nôn domperidone, mặc dù thuốc này sẽ không gây dị tất đến thai nhi, mà sẽ gây nhịp tim tâm thất của người mẹ nhanh hơn, đe doạ đến tính mạng của mẹ bầu.
Các thuốc thuộc nhóm chống acid có tác dụng không tiết acid trở lại, bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm các cơn đau dạ dày và không làm dị tật đến thai nhi. Vậy nên nhóm thuốc này được sử dụng cho bà bầu khi thật sự cần thiết.
Không được dùng thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton PPI cho phụ nữ có thai, chỉ được sử dùng khi có sự đồng ý của bác sỹ.
Tốt nhất phụ nữ khi mang thai nên hạn chế nhất có thể việc sử dụng thuốc. Nên sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có tính an toàn, có tác dụng thanh nhiệt giúp làm giảm dịch tiết acid trong dạ dày, sẽ giúp làm giảm các cơn đau và bảo vệ làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Nếu có những dấu hiệu bất thường khác, các mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám theo dõi điều trị kịp thời.
IV. Tài liệu tham khảo
- National Guideline Alliance (UK). (2021). Management of heartburn in pregnancy: Antenatal care. National Institute for Health and Care Excellence (NICE).
- Naumann, C. R., Zelig, C., Napolitano, P. G., & Ko, C. W. (2012). Nausea, vomiting, and heartburn in pregnancy: a prospective look at risk, treatment, and outcome. The Journal of maternal-fetal & neonatal medicine: the official journal of the European Association of Perinatal Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal Societies, the International Society of Perinatal Obstetricians, 25(8), 1488–1493. https://doi.org/10.3109/14767058.2011.644363
-
Vazquez J. C. (2010). Constipation, hemorrhoids, and heartburn in pregnancy. BMJ clinical evidence, 2010, 1411.
Bài viết liên quan