Hiện nay, cao huyết áp ngày càng khá phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy cao huyết áp ở người trẻ là như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này ra sao?
I. Cao huyết áp ở người trẻ là gì?
Cao huyết áp là một căn bệnh rất nguy hiểm, diễn biến âm thầm. Nếu không được điều trị và kiểm soát hằng ngày thì sẽ gây ra những biến chứng của tăng huyết áp ảnh hưởng lên tim, mắt, não, thận và một số cơ quan khác của chúng ta.
Cao huyết áp ở người trẻ theo thống kê hiện nay chiếm tỉ lệ khoảng 5-12%.
Cao huyết áp theo định nghĩa của Bộ Y Tế:
- Huyết áp là tối ưu: khi HA tâm thu <120mmHg và HA tâm trương< 80mmHg.
- Huyết áp bình thường: khi HA tâm thu từ 120-129mmHg và HA tâm trương từ 80-84mmHg.
- Tiền tăng huyết áp: khi HA tâm thu từ 130-139mmHg và/hoặc HA tâm trương từ 85-89 mmHg.
- Khi HA tâm thu >140 mmHg trở lên và/hoặc HA tâm trương > 90 mmHg trở lên => TĂNG HUYẾT ÁP.
Người ở độ tuổi 35 tuổi trở xuống khi được chuẩn đoán cao huyết áp thì được gọi là tăng huyết áp ở người trẻ.
II. Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp ở người trẻ:
Tăng huyết áp ở người trẻ thường do những nguyên nhân sau:
- Căng thẳng, stress kéo dài: Do áp lực công việc, gia đình,…
- Sử dụng chất kích thích: bia, rượu,…
- Thừa cân, béo phì
- Chế độ ăn nhiều muối
- Yếu tố duy truyền
- Các bệnh lí về thận, tuyến giáp, bệnh cushing, đái tháo đường…
III. Dấu hiệu nhận biết khi cao huyết áp ở người trẻ:
Có các biểu hiện sau để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi:
- Đau đầu,nặng đầu
- Chóng mặt,Say sẩm
- Chảy máu cam
- Mặt đỏ,nóng ran mặt
IV. Biến chứng của cao huyết áp
1. Biến chứng về tim:
Cao huyết áp là tăng áp lực của mạch máu lên thành động mạch, từ đó sẽ làm cho tim co bóp nhiều, thành tim dày lên và ngăn cản máu lưu thông, dẫn đến suy tim, cơn đau thắt ngực, phì đại cơ tim, nhồi máu cơ tim, …
Một số triệu chứng thường gặp: khó thở do máu ứ động ở phổi, tức ngực, gây khó khăn trong việc gắng sức để vận động.
2. Biến chứng về mắt:
Cao huyết áp làm cho mạch máu trong mắt bị căng và có thể bị tổn thương ảnh hưởng đến võng mạc gây mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết, nguy hiểm nhất là dẫn đến mất thị lực và khó hồi phục.
Trong trường hợp mất thị lực do phù võng mạc thì có thể điều trị bằng tiêm corticosteroid nội nhãn, laser hoặc thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu.
3. Biến chứng về mạch máu:
Huyết áp cao có thể làm hỏng các động mạch trong cơ thể chúng ta và tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ gây xơ vữa động mạch. Chúng sẽ làm phình hoặc bóc tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi.
Khi động mạch chủ bị phình, thành mạch yếu, lúc đó huyết áp cao sẽ làm động mạch vỡ, dễ dẫn đến tử vong.
Một số biểu hiện của bệnh về động mạch ngoại vi: đau ở đùi, ở chân, nặng hơn có thể gây loét chân không lành do hẹp mạch máu, máu không lưu thông được.
4. Biến chứng về não:
Huyết áp cao làm cho mạch máu trong não bị tổn thương, gây ra tình trạng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và có thể bị nhồi máu não, gây đột quỵ
Đột quỵ có thể gây tử vong rất nhanh, chúng ta cần cấp cứu kịp thời trong 3,5 giờ đầu tiên để giảm tối đa ảnh hưởng đến thần kinh và khả năng vân động.
5. Biến chứng về thận:
Tăng huyết áp làm thành mạch máu thận tổn thương, lọc không hiệu quả, làm cho dịch và chất thải tồn dư trong cơ thể. Các biến chứng thường gặp có thể là tiểu ra protein, phù, suy thận… Trong đó suy thận là nguy hiểm nhất.
Suy thận làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta như phù tay, chân, chán ăn, sụt cân, người mệt mỏi, tiểu ít, bí tiểu,…
6. Rối loạn chức năng tình dục:
Tăng huyết áp trong thời gian dài làm mạch máu xơ vữa, hẹp, giảm lưu lượng máu vào dương vật, làm sự cương cứng của dương vật khó đạt được. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới.
Đối với nữ giới, tăng huyết áp có thể làm giảm ham muốn tình dục ở nữ.
7. Một số biến chứng khác như
Loãng xương: tăng huyết áp làm rối loạn chuyển hóa canxi, tăng đào thải canxi trong nước tiểu gây loãng xương.
Bệnh lý đái tháo đường: tăng hyết áp sẽ làm tế bào beta của tuyến tụy bị tổn thương, insulin ít được sản xuất, dẫn đến tình trạng kháng insulin, từ đó gây ra bệnh đái tháo đường.
V. Cách điều trị cao huyết áp ở người trẻ như thế nào?
Tăng huyết áp ở người trẻ nếu được phát hiện sớm và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì khả năng phục hồi nhanh hơn, dễ dàng hơn so với người lớn tuổi.
Điều trị theo phác đồ của bác sĩ: chúng ta không nên tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc hay liều lượng vì sẽ ảnh hưởng tới tình trạng huyết áp của bản thân
Cách điều trị tăng huyết áp ở người trẻ cơ bản như sau:
- Tập thể dục vận động thường xuyên
- Duy trì cân nặng phù hợp:giảm cân nặng nếu béo phì
- Ngưng sử dụng rượu bia
- Chế độ ăn uống phù hợp: ăn ít muối, ăn nhiều trái cây ,rau củ, quả,ngũ cốc, thực phẩm giàu kali,… hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều đường,…
Ngoài ra việc theo dõi huyết áp tại nhà và kiểm tra định kỳ cũng rất quan trọng:
- Chúng ta có thể kiểm soát huyết áp tại nhà bằng cách tự đo huyết áp, tuân thủ đơn thuốc và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Mỗi năm chúng ta phải kiểm tra cận lâm sàng ít nhất 1 lần: các xét nghiệm về chức năng thận, máu, nước tiểu, cholesterol, siêu âm tim,….
Ví dụ như bệnh mỡ máu, đái tháo đường, hội chứng thận hư,… chúng ta cũng cần phải tuân thủ điều trị và kiểm soát hằng ngày để góp phần ổn định huyết áp.
VI. Phòng tránh cao huyết áp ở người trẻ:
Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ở người trẻ mọi người nên thực hiện:
- Chế độ ăn uống lành mạnh,phù hợp: ăn nhiều rau củ quả,các loại hạt,giảm lượng muối ăn,hạn chế ăn thịt đỏ,các loại thức ăn nhanh…
- Hạn chế sử dụng rượu,bia,thuốc lá
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày: giữ cân ổn định,giảm cân nếu thừa cân(béo phì)
- Cân bằng cuộc sống hằng ngày tránh căng thẳng,stress
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để có thể điều trị bệnh sớm
Tóm lại, bệnh cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” đang có dấu hiệu trẻ hóa, gây nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, Nhà thuốc Hoàng Châu mong rằng những thông tin trên giúp được cho bạn hiểu được phần nào tình trạng cơ thể, và có mục tiêu sức khỏe phù hợp với bản thân.
Tài liệu tham khảo
- Anh Quốc, T. ., Văn Song, N. ., Khắc Minh, N., & Đình Trung, T. . (2022). Các yếu tố dự phòng tăng huyết áp ở người dân từ 30 tuổi trở lên tại quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Tạp Chí Y học Việt Nam, 516(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v516i2.3078
- Cao, T. S.; Hoàng, T. C. Thực trạng tăng huyết áp ở người trừ 18 tuổi trở lên: kết quả chương trình tháng 5 đo huyết áp của Hội Tăng huyết áp quốc tế từ 2017-2020 tại Nghệ An. VMJ 2024, 542.
- Dalene De Beer, Catharina M.C. Mels, Schutte, A. E., Delles, C., Mary, S., Mullen, W., Agnieszka Latosinska, Harald Mischak, & Kruger, R. (2023). Identifying a urinary peptidomics profile for hypertension in young adults: The African‐PREDICT study. PROTEOMICS, 23(11). https://doi.org/10.1002/pmic.202200444
- Luo, D., Cheng, Y., Zhang, H., Ba, M., Chen, P., Li, H., Chen, K., Sha, W., Zhang, C., & Chen, H. (2020). Association between high blood pressure and long term cardiovascular events in young adults: Systematic review and meta-analysis. BMJ, 370, m3222. https://doi.org/10.1136/bmj.m3222
- Nguyễn, P. T., Ngô, T. B. M., Nguyễn, C. V., KHUẤT, T. A., Nguyễn, H. T. T., Trần, N. P. A., Mai, T. B. C., & Nguyễn, T. H. (2023). Nồng độ hormone và tỷ lệ u tuyến thượng thận trên bệnh nhân 18 đến 35 tuổi có chẩn đoán tăng huyết áp tại Bệnh viên Đại học Y Dược TP.HCM. Tạp Chí Y học Việt Nam, 532(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v532i2.7627
Bài viết liên quan