Táo bón khi mang thai là một trong tình trạng phổ biến mà bà bầu thường gặp phải do những thay đổi về mặt tâm sinh lý khi mang thai. Tỷ lệ táo bón được nghiên cứu và báo cáo dao động từ 11% đến 38% có thể bắt đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến cả quá trình mang thai. Đến 3 tháng cuối thai kỳ, gần một nửa phụ nữ mang thai bị táo bón.
Phụ nữ khi mang thai có những thay đối về mặt tâm sinh lý. Những thay đổi đó sẽ biểu hiện ra rất nhiều triệu chứng phổ biến mà phụ nữ có mang thai hay mắc phải như táo bón.
I. Táo bón biểu hiện như thế nào?
Táo bón có các triệu chứng như phân khô cứng, lổm chổm, khó đi đại tiện, cảm giác đi không hết. Táo bón là một bệnh lý đường tiêu hoá với tần suất đi vệ sinh ít hơn 3 lần tuần.
Không chỉ đem đến cảm giác ảnh hưởng về tinh thần bà bầu bị táo bón còn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu dẫn đến chán ăn ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi và mẹ bầu.
Tình trạng táo bón kéo dài sẽ tăng nguy cơ bị trĩ, viêm đại tràng,… do đó bà bầu không nên chủ quan nên đề phòng và can thiệp từ sớm.
II. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu
– Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng táo bón ở bà bầu
-
Do thay đổi hormone
Hormone progesteron là một hormone đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai nồng độ luôn duy trì ở mức cao trong quá trình mang thai giúp ngăn chặn các cơn co thắt tử cung, đảm bảo tử cung luôn đóng kín, thai nhi làm tổ an toàn và phát triển khoẻ mạnh trong tử cung.
Nồng độ hormone progesteron tăng cao cũng là nguyên nhân gây táo bón nó làm giãn các cơ trơn đường ruột dẫn đến giảm hoạt động của cơ trơn đại tràng, giảm nồng độ motilin một loại hormone kích thích nhu động ruột.
-
Do phát triển của thai nhi
Thai nhi phát triển làm tăng kích thước tử cung chèn ép lên một số dây thần kinh, tăng áp lực vùng chậu, bàng quang, ruột non, trực tràng gây ra táo bón tắc nghẽn.
-
Do chế độ ăn uống
Bà bầu thường bị nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ làm giảm cảm giác thèm ăn, thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày. Cơ thể chưa kịp thích nghi với các thay đổi đó phản ứng lại bằng cách gây ra táo bón và các tình trạng khó chịu khác như đầy hơi, chướng bụng, chuột rút.
Ngoài ra chế độ ăn uống ít chất xơ và uống ít nước cũng dẫn đến tình trạng táo bón.
-
Chế độ vận động
Do tình trạng ốm nghén, nôn ói gây cảm giác mệt mỏi cho cộng thêm cơ thể lúc mang thai sẽ nặng nề làm bà bầu giảm vận động. Giảm vận động thể lực sẽ dẫn tới giảm hoạt động của nhu động ruột cũng góp phần gây táo bón ở phụ nữ mang thai.
-
Sử dụng các vitamin trong quá trình mang thai
Bổ sung sắt và canxi là rất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên uống bổ sung tuỳ tiện, không theo đúng hướng dẫn của bác sĩ gây nên tình trạng dư thừa cơ thể không hấp thu được sẽ làm gánh nặng cho đường ruột góp phần làm tăng nguy cơ táo bón.
III. Phương pháp điều trị và phòng tránh táo bón trong thai kỳ
Táo bón làm suy giảm chất lượng sống và gây lo lắng cho thai phụ trong suốt quá trình mang thai tình trạng nặng có thể dẫn đến bị trĩ.
Có hai phương pháp điều trị táo bón: phương pháp dùng thuốc và phương pháp can thiệp không dùng thuốc
Phương pháp không dùng thuốc bao gồm :
- Uống nhiều nước: bạn cần cố gắng uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày sẽ giúp chất rắn di chuyển qua đường tiêu hoá dễ dàng, giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn
- Bổ sung thêm chất xơ: mỗi ngày phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 20g -25g chất xơ có trong trái cây, rau củ quả, ngũ cốc. Việc bổ sung đủ lượng chất xơ sẽ giúp tăng tần suất đi đại tiện và làm phân mềm hơn. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ khiến bạn bị đầy hơi. Do đó phải bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hằng ngày để cơ thể thích nghi dần
- Tập thể dục hằng ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp khích thích nhu động ruột. Các môn thể thao như đi bộ, bơi lội hay yoga sẽ giúp lưu thông máu và cải thiện tiêu hoá.
- Điều chỉnh liều lượng khoáng chất bổ sung: các mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ về liều lượng khi bổ sung thêm canxi và sắt không tuỳ tiện uống theo ý mình. Khi uống canxi và sắt nên uống với nhiều nước vì cả hai khoáng chất này cần lượng nước để hấp thụ vào cơ thể. Có thể chọn sắt và canxi ở dạng hữu cơ dễ hấp thu và ít gây táo bón hơn
Khi những phương pháp trên không cải thiện được tình trạng táo bón thì bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc như: thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng và chất tạo khối.
Ở bất kỳ lứa tuổi hay đối tượng nào cũng dễ bị táo bón. Táo bón tuy không gây những hậu quả nặng nề nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thấu hiểu được những khó khăn đó dược sĩ của nhà thuốc Hoàng Châu đã nghiên cứu và tìm hiểu nhằm mang đến những kiến thức bổ ích liên quan đến bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai giúp các mẹ bầu trang bị các kỹ năng cần thiết để có một thai kỳ khoẻ mạnh.
Tài liệu tham khảo:
1.Đỗ, T. N. D. (2016). Can thiệp dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai: cơ hội dự phòng bệnh mạn tính không lây. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 12(4), 4-9. https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/599
2.Frigerio, M., Marino, G., Barba, M., Palmieri, S., Ruffolo, A. F., Degliuomini, R., Gallo, P., Magoga, G., Manodoro, S., & Vergani, P. (2023). Prevalence and severity of bowel disorders in the third trimester of pregnancy. AJOG Global Reports, 3(3), 100218. https://doi.org/10.1016/j.xagr.2023.100218
3.Lin, L., Yu, Y., Gu, W., Hu, R., & Zhu, H. (2024). Knowledge, attitude and practice regarding constipation in pregnancy among pregnant women in Shanghai: a cross-sectional study. Frontiers in Public Health, 12. https://doi.org/10.3389/fpubh.2024.1378301
Bài viết liên quan